Yêu là gì mà khiến cho người nhiều điên điên say say đến thế? Tình yêu thật khó hiểu và khó định nghĩa, ấy vậy mà ai cũng từng một lần gặp phải trong đời. Liệu rằng tình yêu có phải chỉ được gói gọn ở trong những cảm xúc ủy mị và nồng ấm không? Hay chính những phản ứng hóa học của não bộ mà ta luôn cho là khô khan lại là nhân tố hình thành lên những cảm xúc ấy. Hãy cùng chúng tôi đi giải mã tình yêu dưới góc nhìn của khoa học xem nó như thế nào ngay trong bài viết dưới đây.
Tình yêu là gì?
Tình yêu đã không ít lẫn đi vào trong sách vở và trong văn học khiến cho các nhà thơ cũng bó tay không hiểu tình yêu là gì? Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã từng trăn trở “Là sao cắt nghĩa được tình yêu” và sau đó thì chính ông lại tỏ ra cảm thán “Yêu là chết ở trong lòng một chút”. Hay Xuân Quỳnh lại tỏ ra đau đớn khi đi tìm nguồn gốc của tình yêu thông qua câu thơ “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”.
Tình yêu là một phạm trù khó định nghĩa
VIDEO HƯỚNG DẪN LẤY PASS
Tình yêu quả thật là một thứ nằm ngoài định luật xã hội và rất khó khăn để tìm ra một định nghĩa chính xác bao hàm tất cả. Vì đối với mỗi người thì họ lại cảm nhận tình yêu của mình theo những cách khác nhau và tận hưởng nó theo cách riêng.
Giải mã tình yêu góc nhìn khoa học
Trong khoa học thì tình yêu là gì? Nhà thần kinh học – Tiến sĩ Gabija Toleikyte đang giảng dạy ở Đại học Sheffield Hallam, Anh đã lý giải tình yêu được sinh ra bắt đầu ở nơi sâu kín nhất của tiềm thức và bà cũng cho rằng: “Tiềm thức chính là nơi chứa đựng nhiều thông tin gấp 10 lần so với phần não lý trí. Do vậy khi bắt đầu yêu và tưởng chừng như một trải nghiệm nhất thời thì não bộ phải làm việc cật lực để tính toán, tạo ra cảm xúc đó.
Còn tiến sĩ – nhà nhân chủng học có tên Helen Fisher lại cho rằng tình yêu đơn giản chính là sự di truyền căn bản được tiến hóa hàng triệu năm với mức đích cho phép chúng ta tập trung vào một đối tượng duy nhất, bắt đầu việc giao phối.
Dù những nhân văn, thi sĩ có đưa ra rất nhiều định nghĩa về tình yêu thì với khoa học, tình yêu sẽ xuất phát từ thay đổi trong não bộ với 03 phạm trù chính là sự ham muốn, thu hút và sự gắn kết. Cụ thể:
Khoa học về sự ham muốn
Ham muốn thể hiện rõ nhất chính là khao khát về tình dục. Nó xuất phát bởi mong muốn cộng với việc thực đẩy từ 02 loại nội tiết tố Estrogen và Testosterone ở cả nữ và nam. Theo đó ham muốn là nguồn gốc của sinh sản, dấu vết còn sót lại trong tiến hóa. Cũng như vậy mà con người dễ dàng đảm bảo yếu tố di truyền gen, nòi giống.
Ngoài ra người ta cũng hay phân chia rạch ròi giữa Estrogen nội tiết tố nữ và Testosterone nội tiết tố nam. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng, Testosterone tăng ham muốn cho cả hai giới và Estrogen giúp họ gợi tình hơn ở giai đoạn rụng trứng.
Tình yêu là khoa học về sự ham muốn
Khoa học về sự thu hút
Thu hút là yếu tố quan trọng trong tình yêu. Khi ta được một ai đó thu hút thì đương nhiên cảm xúc sẽ dâng trào từ bên trong cơ thể, tâm trí bị xâm chiếm bởi bóng dáng người mà ta yêu thích. Qua đó thôi thúc lên sự gắn kết mặt tình cảm. Thông thường sự thu hút sẽ được kích hoạt bởi adrenaline, dopamine và serotonin. Chúng xuất hiện khi được trải nghiệm một điều gì đó mới mẻ, mạo hiểm và phấn khích. Có lẽ đây chính là giai đoạn đầu khi phát triển mối quan hệ hay được gọi là giai đoạn trăng mật làm người ta say mê lạ kỳ.
Dopamine được biết đến là loại hormone hạnh phúc. Mỗi khi chúng ta thấy hứng thú thì ngay lập tức loại hormone này sẽ tiết ra. Do vậy khi bạn đang hẹn hò hay được vai kề vai với người mình thích thì hormone này cũng xuất hiện. Thêm các chất adrenaline và norepinephrine xúc tác thì dopamine càng khiến bạn thu hút dựa trên trải nghiệm và cảm xúc với người đó.
Khoa học về sự gắn kết
Gắn kết là yếu tố cuối cùng xét trong ba phạm trù khoa học tình yêu cần giải mã để đảm bảo cho một mối quan hệ được lâu bền, thể hiện bằng việc gắn kết mặt cảm xúc, bình yêu và có cảm giác được an toàn. Khác với sự ham muốn, thu hút trong mối quan hệ tình cảm thì sự gắn kết còn thể hiện ở mối quan hệ gia đình, xã hội cùng mối quan hệ thân thiết khác.
Sự gắn kết lâu dài sẽ được vận hành với hai hormone chính là vasopressin và neuropeptides oxytocin. Chúng chi phối nhiều mối liên kết, đặc biệt nhất là tình mẹ con nên được ví như là hormone âu yếm. Ngoài ra thì Oxytocin cùng hay được tiết ra lúc ân ái, sinh con hoặc cho con bú. Tất cả dẫn đến sự kết nối bền chặt nhất.
Tình yêu là khoa học của sự gắn kết
Não bộ của chúng ta sẽ được phân chia rõ ràng giữa ham muốn, thu hút và gắn kết. Và cũng là lý do dễ hiểu vì sao chúng ta sẽ không bao giờ có cảm xúc lãng mạn với gia đình, bạn bè. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người ta sẽ được thu hút bởi một người lạ mặt chỉ sau cuộc trò chuyện dài 30 phút. Và có nhiều cặp đôi đi đến hôn nhân khi tham gia xong nghiên cứu này.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về giải mã tình yêu dưới góc nhìn khoa học mà sugardaddysugarbaby muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích nhất để bạn hiểu rõ hơn về phạm trù trừu tượng này. Chúc bạn có một tình yêu thật đẹp và cái kết viên mãn.
VIDEO HƯỚNG DẪN LẤY PASS